Lấy vợ miền Tây
Sau thành công ở giải đấu vào năm 2024, khi lần đầu tiên Đài truyền hình TP.HCM (HTV) phối hợp với UBND quận 5 và Liên đoàn Lân - Sư - Rồng TP.HCM tổ chức, giải Lân Sư Rồng quốc tế quận 5 mở rộng Cúp Chợ Lớn - HTV 2025 tiếp tục tổ chức với quy mô lớn, quy tụ 45 đoàn Lân Sư Rồng trên cả nước đăng ký tham dự. Giải năm nay diễn ra trong không khí mừng Xuân Ất Tỵ 2025, chào mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất (30.4.1975 - 30.4.2025), hứa hẹn mang đến nhiều điều hấp dẫn, chất lượng chuyên môn cao, mở rộng giao lưu quốc tế với nhiều điểm mới đáng chú ý. Chủ đề của giải năm nay là "Đất nước trọn niềm vui". Theo đó, các phần thi đấu có gắn kết nội dung lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự phát triển, đổi mới của TP.HCM với chuyển đổi số, công nghệ 4.0, metro phục vụ người dân, bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc…Đặc biệt, lần đầu tiên giải có sự tham gia của 3 đoàn Lân Sư Rồng quốc tế tên tuổi đến từ Thái Lan, Malaysia, Singapore. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên giải tổ chức thi đấu vòng loại tuyển chọn từ 45 đội trên cả nước đăng ký tham gia, tìm ra 20 đội mạnh nhất tranh tài vòng chung kết nội dung Lân lên Mai hoa thung.Vòng loại đã diễn ra vào ngày 15 và 16.12.2024. Lần đầu tiên một giải Lân Sư Rồng có đêm thi chung kết xếp hạng để chọn ra đội vô địch, nhằm nâng cao tính cạnh tranh giữa các đoàn, thu hút khán giả thưởng thức. Giải diễn ra trong 4 ngày: từ 9.1 - 12.1.2025 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận 5. Trong đó, 1 ngày để thi nội dung múa rồng truyền thống, 3 ngày còn lại để thi nội dung Lân lên Mai hoa thung. HTV sẽ truyền hình trực tiếp toàn bộ 4 ngày thi. Ban tổ chức kỳ vọng giải đấu sẽ tiếp tục là nơi tranh tài đặc sắc, phô diễn những kỹ thuật tinh túy nhất, đẹp nhất của loại hình thể thao nghệ thuật Lân Sư Rồng. Điều này nhằm phục vụ người dân TP.HCM và khán giả truyền hình cả nước, góp phần lan tỏa sản phẩm du lịch văn hóa, thể thao hấp dẫn của quận 5 nói riêng và TP.HCM nói chung, qua đó phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam.Ngắm đảo nổi ngay trung tâm TP.Gia Nghĩa, nơi tổ chức 20 năm thành lập Đắk Nông
Trước đó, theo kế hoạch (tạm thời) đã đề ra, Viglacera đặt mục tiêu đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất của toàn tổng công ty là 1.216 tỉ đồng (mỗi quý đạt bình quân 304 tỉ đồng), doanh thu 13.468 tỉ đồng (mỗi quý bình quân đạt 3.367 tỉ đồng).
Nhà thiết kế Việt được thành viên nhóm BlackPink chọn mặc trang phục là ai?
Sau 2 năm tạm hoãn vì Covid-19, Giải PES Báo Thanh Niên lần 6 đã trở lại với những thay đổi thể thức thi đấu, áp dụng cho cả giải nội bộ Báo Thanh Niên và giải mở rộng với đông đảo khách mời là phóng viên, nghệ sĩ và "cần thủ" chính là các nhà tài trợ.
Không có điều kiện sử dụng ô tô hay các phương tiện khác như xe khách, máy bay, tàu hỏa,… hoặc để thuận tiện hơn khi di chuyển, rất đông người Việt lựa chọn trở về quê dịp Tết Nguyên đán bằng xe máy. Thế nhưng, khác với ngày thường, vào dịp cuối năm, nhu cầu di chuyển tăng cao, lưu lượng phương tiện giao thông trở nên dày đặc. Điều này khiến việc sử dụng xe máy, đặc biệt cho những chuyến đi xa về quê, trở thành một thách thức không nhỏ.Do đó, nếu bạn chọn xe máy làm phương tiện về quê ăn tết, hãy chú ý đến một số điểm quan trọng sau:Xe là "đôi chân", là yếu tố quan trọng nhất cho chuyến đi. Do đó, trước khi lên đường, bạn nên dành thời gian kiểm tra xe. Trên xe máy, một số chi tiết, bộ phận như dầu nhớt, bu-gi, má phanh, bóng đèn… có tuổi thọ nhất định và cần được kiểm tra thay thế định kỳ.Bên cạnh đó, với những chuyến đi đường dài, nên kiểm tra cả hai bánh xe, bơm lốp đảm bảo áp suất lốp. Trường hợp lốp đã bị mòn, bạn nên thay thế ngay. Với xe máy số, nên kiểm tra hệ thống sên, nhông, dĩa… với xe tay ga nên chú ý đến dây cu-roa dẫn động. Nếu phát hiện các chi tiết này bị mòn, hư hỏng cũng nên thay thế để đảm bảo an toàn trên suốt hành trình.Ngoài ra, nên kiểm tra các đèn chiếu sáng, đèn xi nhan và trang bị đủ 2 gương chiếu hậu để đảm bảo tầm quan sát. Nếu không thể tự tay kiểm tra, bạn nên mang xe đến trạm dịch vụ, đại lý để bảo dưỡng trước khi lên đường.Không giống những chuyến đi thường ngày, với hành trình về tết, thường sẽ chất theo rất nhiều hành lý, đồ đạc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng xe máy, bạn nên thu xếp hành lý gọn gàng. Chỉ nên ưu tiên những món đồ thực sự cần thiết. Ngoài ra, nên mang ba lô cá nhân, hành lý gọn nhẹ phía sau, để không làm cản trở tầm quan sát và thao tác khi lái xe.Lưu ý, chằng néo hành lý chắc chắn. Theo những tay lái có kinh nghiệm chạy đường dài, những đồ đạc, hàng hóa cồng kềnh nên để chung vào một va-li to và buộc chặt phía sau yên xe. Riêng các vật dụng gọn nhẹ cần dùng trong quá trình di chuyển như giấy tờ xe, nước uống, áo mưa… nên cho vào một ba-lô nhỏ để phía trước để dễ dàng lấy ra khi cần.Đặc biệt, cần chú ý đổ đầy bình xăng trước khi buộc xếp hành lý. Việc tính toán trước sẽ giúp bạn không phải lặp lại thao tác dỡ và chằng buộc lại hành lý khi dừng lại đổ xăng giữa đường (với hành trình ngắn), hoặc hạn chế tối đa việc làm này.Ngoài phương tiện, sức khỏe của tài xế và các thành viên cũng hết sức quan trọng. Trước chuyến đi, nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo thể trạng khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn; đặc biệt là tài xế. Không nên thức quá khuya vì sẽ dễ gây buồn ngủ khi lái xe, điều này cực kỳ nguy hiểm.Ngoài ra, nếu di chuyển quãng đường dài, bạn cũng nên tính cung đường, chia chặng để dừng nghỉ cho hợp lý. Hạn chế đi "ráng", bởi giải pháp này không những không giúp rút ngắn được hành trình mà trái lại còn dễ khiến các thành viên trở nên mệt mỏi, đuối sức.Cuối cùng, để đảm bảo an toàn cho hành trình về chơi Tết, người lái nên tuân thủ nghiêm luật giao thông. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết, nhiều tuyến đường nối các thành phố lớn đến các tỉnh lân cận thường ách tắc, tình hình giao thông khá phức tạp. Vì vậy, nên điều khiển xe đi đúng làn đường và chú ý biển báo để đảm bảo luôn lưu thông đúng tốc độ cho phép. Giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước. Tuyệt đối không vượt lên rồi đột ngột giảm tốc, bởi hành động này rất dễ gây tai nạn xảy ra tai nạn.Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe, trong trường hợp cần thiết nên tấp xe vào lề để đảm bảo an toàn. Tùy vào chiều dài quãng đường, nên tính toán thời gian xuất phát phù hợp để tránh trường hợp phải gấp gáp dẫn đến mất an toàn.
Lính nhà giàn DK1 đón xuân
Nằm cách khu dân cư chỉ chừng vài trăm mét và không xa trung tâm TT.Kim Sơn (H.Quế Phong, Nghệ An) là khu nghĩa trang, nhưng nơi đó lại đang là bãi rác của H.Quế Phong. Hai bên con đường đất dẫn vào khu nghĩa trang đầy những bao rác. Bên trong nghĩa trang, cạnh hàng trăm ngôi mộ đã được xây cất khang trang là một bãi rác khổng lồ. Rác được đổ thành đống rồi đốt. Một người đàn ông đang nhặt nhạnh những chai lọ từ đống rác đang cháy dở, nói: "Đây là nghĩa trang, nhưng do chưa có bãi rác nên người dân và đơn vị thu gom rác mang rác ra đây đổ. Trước đây thì ít hơn nhưng nay mỗi ngày có hàng chục xe rác vào đổ ở đây".Bà Vi Thị Hương, nhà cách bãi rác khoảng 200 m, cho hay những gia đình sống quanh khu vực này rất khổ sở vì bị mùi hôi của rác hành hạ. Mùa lạnh còn đỡ, mùa nắng nóng thì ruồi nhặng từ bãi rác bay vào đầy nhà. Nhà bà ở phía đông nên trời có gió đông thì thoát, nhưng khi gió đổi chiều thì khói đốt rác bay xộc vào nhà khét lẹt. Tương tự, bà Thái Thị Đình, sống cách bãi rác chừng 200 m, than thở rằng khi có mưa lớn, nước bẩn từ bãi rác còn chảy xuống khu vực nhà bà, bốc mùi nồng nặc. Người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền có phương án xử lý nhưng vẫn chưa có kết quả.Bản Bon, nơi có bãi rác bất đắc dĩ này vốn thuộc xã Tiền Phong, mới đây sáp nhập về TT.Kim Sơn. Một lãnh đạo xã Tiền Phong cho hay bãi rác này từ lâu đã trở thành nỗi bức xúc của người dân sống xung quanh. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị chấm dứt việc đổ rác thải tại nghĩa trang nhưng không thành vì huyện chưa chọn được vị trí nào phù hợp. "Cách đây ít năm, một doanh nghiệp đến tìm hiểu và dự định xây dựng lò đốt rác ở xã Quế Sơn, cách bãi rác hiện tại khoảng 7 - 8 km. Nhưng nhận thấy không hiệu quả về kinh tế nên họ đã rút đi", vị này cho hay. Vì thế, từ nhiều năm qua, cả người sống lẫn người chết ở đây đều phải sống chung với rác.Dự án bãi xử lý rác thải H.Quế Phong được khởi công xây dựng từ năm 2013, trên diện tích gần 20.000 m2, cách bãi rác hiện tại khoảng 400 m với kinh phí hơn 55 tỉ đồng. Do thiếu vốn nên dự án bị kéo dài, sau khi san nền xong thì "đắp chiếu". Đến đầu năm 2023, dự án này đã hoàn thành các hạng mục: san nền, đường đê ngăn nội bộ, phủ bạt các hố chôn lấp rác, hệ thống xử lý nước rác, thoát khí. Tuy nhiên, từ đó đến nay bãi xử lý rác này vẫn chưa thể sử dụng vì Sở TN-MT Nghệ An chưa phê duyệt. Ông Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND H.Quế Phong, cho biết bãi rác này chưa thể hoạt động vì còn phải thực hiện thêm giai đoạn 2 để hoàn thiện việc rải nhựa con đường dài 1,7 km từ QL48 vào bãi rác, hệ thống thoát nước mưa, trạm cân, nhà điều hành... với chi phí xây dựng gần 17 tỉ đồng. Giai đoạn 2 đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt và đang chờ bố trí vốn để thực hiện.Ông Hiền cũng cho biết, có 2 hộ dân sinh sống ở ngay cổng dự án bãi rác này phải di dời trước khi bãi rác hoạt động và huyện đang bố trí kinh phí để bồi thường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, có 16 hộ dân sinh sống gần bãi rác đang lo lắng vì nếu bãi rác này hoạt động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bà Vi Thị Hương cho hay cơ quan chức năng đã 2 lần đến đo đạc để bồi thường cho gia đình bà di dời nhưng vẫn chưa kiểm đếm và bà chưa biết có được di dời hay không. "Nếu bãi rác hoạt động, nhà tôi và một số hộ sẽ bị ảnh hưởng vì nằm quá gần. Chúng tôi đề nghị nếu bị ảnh hưởng thì phải bồi thường để chúng tôi sớm được di dời chứ bãi rác mới hoàn thành, ở đây chúng tôi lại phải tiếp tục chịu khổ sở", bà Hương nói.Ông Bùi Văn Hiền cho biết, trước mắt huyện sẽ di dời 2 hộ dân ở ngay cổng bãi rác mới và sẽ đánh giá lại mức độ ảnh hưởng để xem xét, bồi thường di dời các hộ dân khác nếu họ bị ảnh hưởng. Về lâu dài, huyện sẽ phải quy hoạch bãi rác khác nằm cách xa khu dân cư để thay thế cho bãi rác này khi đã lấp đầy.